Wednesday, January 22, 2014

• Thêm một chữ “Hèn” thật vĩ đại của “Đảng ta” - Nguyễn H Vinh


Hoàng Sa, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ Quốc

Năm 1974, ngay khi hai anh em Bắc Việt và Trung Cộng cộng sản thề nguyền “môi hở, răng lạnh” đang trong cơn lửa nồng cuồng nhiệt của những cuộc giao hoan tập thể mang danh “Phe Xã hội Chủ nghĩa”, thì tên đàn anh tham lam Trung Cộng đã đưa quân xâm lược quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 

Hoàng Sa, lãnh thổ không thể tách rời của đất nước, của Tổ Quốc – Điều đó được ghi trong sử sách từ bao đời. Thế nhưng, khi tên xâm lược bành trướng dùng vũ lực chiếm lấy phần lãnh thổ này từ tay người em ruột thịt miền Nam của mình, thì Bắc Việt không hề “hở môi sợ răng lạnh”. Họ đã coi ý thức hệ Cộng sản hơn tất cả những gì là dân tộc, Tổ Quốc. 


Đó cũng chính là nguyên tắc của Cộng sản quốc tế. Ở đó chỉ rõ rằng: “Khi có mâu thuẫn giữa lợi ích của phong trào Cộng sản và Công nhân Quốc tế với lợi ích của Dân tộc, đất nước, thì người Cộng sản phải hi sinh lợi ích dân tộc cho phong trào Cộng sản Quốc tế”. 

Ở đây, Hoàng Sa đã rơi vào tay kẻ thù truyền kiếp của dân tộc này, chỉ vì ý thức hệ cộng sản đã chi phối hành động của người Cộng sản khi người anh em Miền Nam ruột thịt của mình đã đổ máu xương giữ gìn bờ cõi nhưng lại khác ý thức hệ Cộng sản. 

Và những người cộng sản Bắc Việt đã im tiếng. 


Kể từ đó một phần lãnh thổ của Tổ Quốc chúng ta đã rơi vào tay bọn bành trướng bá quyền Bắc Kinh tròn 40 năm. Tròn 40 năm, máu xương các liệt sỹ anh hùng Miền Nam Việt Nam đã ngã xuống vì hòn đảo dấu yêu của Tổ Quốc. 40 năm đánh dấu một sự ô nhục, đánh dấu những gian khổ, đau thương của người dân Việt trong nỗi nhục mất lãnh thổ, biển đảo của Tổ Quốc. 

40 năm, dù ngời Cộng sản Việt Nam có kêu gào là vĩ đại, là vô địch… thì tất cả chỉ là những lời nói sáo rỗng và vô nghĩa, thậm chí là lừa bịp khi lãnh thổ thiêng liêng vẫn dưới gót dày quân xâm lược, khi mà người lãnh đạo sáng suốt đã không bảo vệ được người dân. 
Đê tiện, hèn và mạt 

Để che lấp tội ác để tổn thất lãnh thổ vào tay Trung Cộng, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã không từ một thủ đoạn nào để che đậy. 

Họ đã cố tình quên đi biến cố này. Không những họ cố tình quên, mà họ đã cố tình xóa đi những ký ức của người dân Việt về Hoàng Sa. Bao nhiêu năm qua, biết bao người đã bị tù đày, bị trấn áp, bị xếp vào “thế lực thù địch” chỉ vì đã không thể quên Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ của Tổ Quốc mình. Thậm chí, người dân dám hô lên Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam đã bị thẳng tay trừng trị.


Một người yêu nước biểu tình chống Trung Quốc xâm lược bị công an đánh đập dã man.

Tất cả đều được giải thích “Đã có Đảng và Nhà nước lo” .Thế nhưng, đảng và nhà nước càng lo, thì lãnh thổ càng mất đi vào tay giặc, mất đi một cách âm thầm, nhẹ nhàng và rất “hữu nghị và biết ơn” kẻ thù. Quả thực, họ đã nói được những điều đó mà không hề ngượng mồm, thì kể ra đã là một thành tích đáng nể.

Nhưng, người dân Việt Nam không hề quên. 

Và hôm nay, người dân Việt Nam kỷ niệm biến cố đau thương đó. 

Tư cách, thái độ và bộ mặt qua hành xử

Giá như, ở Việt Nam, có một nhà nước chỉ cần biết người dân muốn gì, chứ không cần phải “của dân, do dân, vì dân” như những lời tuyên truyền hoa mỹ. Giá như ở Việt Nam có một đảng lãnh đạo không cần phải “sáng suốt, tài tình, là đội quân tiên phong, là đạo đức văn minh”, mà chỉ cần một đảng thuộc về đất nước, dân tộc này thôi. Thì việc tưởng niệm, ghi nhớ phần lãnh thổ đang trong tay giặc, tưởng nhớ và ghi ơn những người đã ngã xuống vì lãnh thổ thiêng liêng là việc nhà nước phải tổ chức. 


Image
"Công nhân" khẩn trương thi công cho kịp tiến độ?

Image
Sản phẩm của Công Nhân thi công là đây

Image
Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam



Trong vai "công nhân" - Phó đồn Công an?
Nhưng, như đã nói, chỉ vì chúng ta có đảng sáng suốt tài tình, có nhà nước của dân, do dân, vì dân… nên sáng nay, 19/1/2014 người dân đã phải tự tổ chức việc tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa rơi vào tay giặc trong sự hằn học của nhà cầm quyền. 

Bắt đầu từ những ngày trước, nhiều nhóm cán bộ, công an đã được đưa đến từng nhà “khuyên bảo và vận động”, những hành động này trong một chế độ công an trị, thực chất là những lời đe dọa đối với người dân nhằm ngăn chặn người dân đến cuộc tưởng niệm này. 

Ngay từ sáng, mọi ngả đường quanh khu vực Hồ Hoàn Kiếm đã được huy động như thời chiến tranh. Các ngả đường là xe công an, xe chở lính, xe bắt người, xe phá sóng, rào sắt… đã bày binh bố trận đằng đằng sát khí. 

Khi chúng tôi đến, một khung cảnh khá lạ diễn ra ngay dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ, hai người đang cầm máy cắt đá bụi mù tung trời, tiếng cắt đá như xé rách màng tai của những người đến gần. Lực lượng công an không sắc phục hoặc một số người trong sắc phục bảo vệ bao vây dày đặc và hăm dọa. Hàng đoàn người xô đẩy, lôi kéo và trấn áp những người đến khu vực này. Khi được hỏi: Đây là hành động gì? Những người này trả lời: “Đây là công trường đang thi công, công nhân đang làm việc khẩn trương cho kịp tiến độ”.

Nhưng, người dân đã phát hiện rất nhanh, người “công nhân” đang cầm ngược tay máy cắt nát nham nhở những viên đá kia, chính tên là Nguyễn Tuấn Khiên, phó đồn công an phường Tràng Tiền, người dân ở đây thường gọi anh ta là Khiên đồng cô với số điện thoại +849120998888.

Sau khi bị phát hiện, hai người “công nhân” bỏ đi, thì thay vào đó là hàng loạt loa phóng thanh được sử dụng. Những chiếc loa công suất lớn mang dòng chữ CAND đã được huy động tối đa. Vấn đề là sử dụng những cái loa đó là một sự sỉ nhục cho nền văn minh cộng sản mà đảng tự xưng là “đạo đức, là văn minh”. 

Những chiếc loa của Công an đồng loạt do những người không mặc sắc phục ghé tập trung vào từng người yêu nước mà tha hồ hò hét. Kèm theo một đám lâu la mặt mũi bặm trợn nhìn rất côn đồ, hung hãn đi theo. Dù loa chĩa vào mặt, ghé thẳng vào tai mà hét hết công suất bất cứ ai từ cụ già đến em nhỏ, nhưng nếu ai động vào loa, thì đám cô hồn lập tức hành động. 


Một vị khách nữ quốc tế được hệ thống loa ưu tiên để đuổi ra khỏi khu vực.

Người cầm loa, là một người có khuôn mặt lỳ lợm, cái nhìn luôn nhìn lảng tránh hoặc nhắm mắt lại gian xảo khi người dân hỏi anh ta là ai. Anh ta tự xưng là bảo vệ công trường thi công. Nhưng, người dân đã xác định được anh ta chính là Đinh Quốc Phòng, là Trung tá công an đồn Tràng Tiền, có số điện thoại +84 915900152. 

Những màn gây sự, đẩy đuổi người dân hết sức thô lỗ và thiếu văn hóa đã được thực hiện. Nhìn những hành động này, những ai đã chứng kiến sẽ hiểu căn nguyên vì sao ở Việt Nam ngày nay, các thứ tệ nạn, sự suy đồi đạo đức đang từng ngày, từng giờ hoành hành trong xã hội. 

Hài hước nhất là ngay sau khi những người yêu nước đặt hoa tưởng niệm, hô vang Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam đi khỏi khu vực đài tưởng niệm một lúc thì “Công trường tượng đài Lý Thái Tổ” đã được thi công gấp rút cho kịp tiến độ cũng đã tự động hoàn thành tự bao giờ và không một bóng người nào làm việc. 

Những hành xử của nhà cầm quyền hôm nay tại vườn hoa Lý Thái Tổ và Bờ Hồ Hoàn Kiếm đã là những đúc kết và lời giải thích đơn giản và đầy đủ cho xã hội hôm nay đang trượt những bước dài xuống hố diệt vong. Ở đó dối trá trắng trợn, ngang nhiên chẳng hề biết ngượng, hành xử thô lỗ với người già, phụ nữ là chuyện hẳn nhiên, bạo lực với bất cứ ai bất chấp luật pháp, chỉ cậy số đông và sức trâu bò… đó là những điển hình để đưa xã hội đi đến chỗ suy đồi. Nhất là khi những hành động đó được sử dụng để ngăn cản lòng yêu nước của người dân, thì sự suy đồi càng tăng gấp bội. 

Và trên hết, là sáng nay, người dân không chỉ ở Việt nam mà khắp nơi trên thế giới chứng kiến một nhà nước hành động không thể dùng từ nào khác là đê tiện, hèn hạ, nhục nhã và bẩn thỉu khi đối xử với những người dân giàu lòng yêu nước.

Điều còn lại: Nỗi nhục nhã lớn lao và sự hèn hạ vĩ đại. 

Cơ đồ đất nước Việt Nam với con số 4.000 năm lịch sử chưa bao giờ nguội tắt ngọn lửa đấu tranh chống bọn Bành trướng phương Bắc. Huyết quản mỗi người dân Việt Nam bao ngàn đời qua vẫn luôn sục sôi khí thế chiến đấu giữ gìn đất nước, bờ cõi. 

Tiền nhân đã dặn rằng: “Một thước núi, một tất sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần…Nếu dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì tội phải tru di…”. – Lê Thánh Tông 1473. Chính vì vậy, qua bao đời nay, cha ông ta, người dân ta vẫn khẳng định rằng “Sông núi nước Nam, vua Nam ở. Rành rành định phận tại Sách Trời” và khẳng định chắc chắn rằng “Cớ sao lũ giặc đến xâm phạm. Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”. Và thực tế, bao lần quân giặc phương Bắc với quân hùng, tướng mạnh đã tháo chạy “về đến nước, vẫn tim đập chân run” – Nguyễn Trãi, Đại Cáo Bình Ngô. 

Kết quả là qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với các chế độ khác nhau bên cạnh nước láng giềng to xác và tham lam, lãnh thổ Tổ Quốc ta vẫn vững bền. 

Những thời đại, chế độ mà đảng cộng sản đã dành cho những ngôn từ bẩn thỉu như Phong kiến thối nát và ngay cả chế độ thực dân xâm lược đã tồn tại ở Việt Nam qua hàng ngàn năm cha ông ta đã giữ nguyên được bờ cõi và lãnh thổ. 

Thế rồi, chủ thuyết Cộng sản được du nhập vào đất nước này, và tai họa đã bắt đầu từ đó. 

Một Đảng Cộng sản tự xưng là vô địch, là trí tuệ, là anh hùng, quang vinh… nghĩa là không còn một tính từ nào có thể sử dụng để tự tô vẽ chính mình mà Đảng CS để dành làm vốn. Nó được dùng hết năm này qua thập niên khác, từ thế kỷ trước đến thế kỷ sau. Rằng thì là đảng luôn lấy lợi ích nhân dân làm đầu, là đảng của dân tộc, của nhân dân… 

Nhưng, cũng chính dưới thời đại Cộng sản, thời đại “được đảng quang vinh, sáng suốt, tài tình”lãnh đạo, thì đất nước mất đi từng mảng một về lãnh thổ. Điều trớ trêu nhất, lại là khi đất nước mất đi từng mảng vào tay anh bạn “16 chữ vàng và 4 tốt” của Đảng, người dân khốn đốn bởi những hành động ngang ngược và hỗn xược ngay trên đất nước mình… Thì Đảng ra sức trấn áp những người yêu nước nhằm làm đẹp lòng kẻ thù của dân tộc, của Tổ Quốc. Có lẽ, chưa bao giờ, lịch sử Việt Nam chứng kiến những sự trớ trêu đau đớn như hiện tại. 

Dù lấy dối trá làm đầu, sự lừa bịp chẳng làm ai lạ lẫm và mắc lừa. Chẳng một trò nhơ bẩn nào che lấp, khuất phục được tấm lòng của người dân Việt Nam với lãnh thổ của đất nước, của cha ông để lại. 

Qua đó, người dân thấy được sự hèn hạ thật là vĩ đại. Vì sự độc tôn độc tài của mình, đảng đã rắp tâm hùa với giặc, trấn áp nhân dân bày tỏ lòng yêu nước. 

Bởi đây điều mà hàng ngàn năm qua, quân xâm lược Phương Bắc không bao giờ làm được thì nay đảng và nhà nước đã làm hộ: Đó là tiêu diệt lòng yêu nước, lòng căm thù giặc phương Bắc xâm lược lãnh thổ của người dân Việt Nam. Tất cả mọi hành động trấn áp người dân, vào hùa với giặc trong việc bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng, đều là sự phản bội – không thể nói câu nào khác. 

Hành động sáng nay của nhà cầm quyền Hà Nội làm người ta nhớ lại sự kiện: Ngày 3 tháng 11 âm lịch năm 1540, Mạc Đăng Dung cùng các bầy tôi Nguyễn Như Quế, Đỗ Thế Khanh, Đặng Văn Trị lên cửa ải phương Bắc. Ở đây, Mạc Đăng Dung đã tự trói mình đến dâng biểu xin hàng quân Minh. Điều cốt yếu trong ba điều ở tấm biểu xin hàng ngoại xâm, đó là “Xin ấn tín để được thừa nhận sự cai trị ở An Nam”. 

Tối nay, đài Truyền hình Trung Cộng đã hân hoan đưa tin về cuộc trấn áp những người tưởng niệm biến cố Hoàng Sa ở Hà Nội. Những hành động hèn đớn mà nhà cầm quyền Hà Nội thực hiện với nhân dân đã được chiếu trên Truyền hình Bắc Triều. Hẳn là đám quan thầy sẽ vô cùng ưng ý với những màn này. 

Và qua đó, người ta thấy tầm vóc chữ HÈN của đảng và nhà nước ta trước ngoại xâm, trước sự thiêng liêng của lãnh thổ thật là vĩ đại. 
Hà Nội, ngày 19/1/2014. Kỷ niệm 40 năm Hoàng Sa vào tay giặc 

J.B Nguyễn Hữu Vinh





ImageImageImageImage

Ghi chép Chủ nhật 19-1-2014
1. Cuộc gặp gỡ sáng hôm nay, chủ nhật 19 tháng 1 năm 2014, để tưởng niệm 74 chiến sĩ liệt sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974, đã diễn ra thật là … vui, vui đến tức cười. Mới đầu, thấy mình cười cợt, cũng chợt nghĩ thật là thất thố trước anh linh những người đã hy sinh mạng sống cho đất nước. Sau rồi nghĩ lại, thì thấy nếu các anh hùng được chứng kiến cảnh nhà cầm quyền phô trương những cái đầu rỗng của họ qua năng lực tổ chức những tiếng loa và tiếng máy khoan … cắt chơi vào một hòn đá, cốt phá phách cuộc tưởng niệm, có lẽ các anh cũng phải … cười theo luôn.

ImageImage

2. Tôi xin kể thong thả, lần lượt, thấy đâu kể đó, nhớ gì kể nấy, kể hầu các bạn vắng mặt, và kể như một lời tôi đang khấn vong linh các anh, cả 74 anh ở trận Hoàng Sa lẫn 64 anh ở trận Gạc Ma – những người anh em bà con ruột rà chung của mỗi người dân Việt còn có liêm sỉ.

3. Tâm trạng riêng tôi là sự phập phồng chờ đón cuộc tưởng niệm ngày 19 tháng 1 năm 2014 này. Tôi tự nhủ mình sẽ phải có mặt trong cuộc lễ. Những cuộc “xuống đường” nhiều lần trước tôi không dám tham gia, vì tôi không thể đi bộ nhanh, càng không thể chạy, hễ vận động nhanh là nghẹt thở, mà không vận động nhanh thì làm sao tránh khỏi bị lôi sang trại giam nhân quyền ở Lộc Hà? Hơn tám chục tuổi đời, ngồi ôm máy tính làm việc dài hơi thì vẫn được, nhưng nỗ lực cơ bắp là điều rất khó. Nhưng lần tưởng niệm này, tôi có những niềm tin để hình dung một cuộc gặp gỡ của đông đảo đồng bào mà không bị gọi là “tụ tập đông người” – ít ra người ta cũng phải biết nghĩ đến những đồng bào của mình đã chết, ít ra cũng phải biết nghĩ để biến nỗi đau Hoàng Sa (và Gạc Ma) thành một giá trị gắn kết dân tộc, ít ra thì cũng phải biết lắng nghe những tiếng nói khoan thai để ngay cả những kẻ thất học cũng có dịp học thày không tày học bạn. Không! Lần này chắc chắn là không có đàn áp! Khỏi cần chạy! Khỏi sợ nghẹt thở!

Một sự tình cờ xảy đến: tối 16 tháng 1 năm 2014, tôi được mời là một trong ba diễn giả của buổi mạn đàm nhân kỷ niệm 30 năm ngày ra đời bộ phim “Chuyện tử tế” của nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy. Bữa đó, khi kết thúc sự kiện, nhà thơ Dương Tường nói vui “đợi chủ nhật này, xem anh nào tử tế”. “Chủ nhật này” theo văn cảnh lời Dương Tường, đó là cuộc tưởng niệm 40 năm giặc Tàu lưu manh và ma mãnh cướp trắng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Để coi, bên biểu dương lòng yêu nước và “bên kia”, bên nào tử tế. Và thế là, ngay lập tức nhóm Cánh Buồm hẹn nhau ai ở Hà Nội, sáng sớm chủ nhật, sẽ đến cất xe ở nhà Dương Tường rồi cùng đi bộ ra địa điểm tưởng niệm ở chân tượng đài Lý Thái Tổ.

Cá nhân tôi rất muốn có dịp để mấy em trong nhóm biên soạn sách giáo khoa cùng đi dự lễ tưởng niệm. Cũng là điều tốt nếu các em chứng kiến một hành xử dân chủ và lịch sự, do đó mà biết tôn trọng những người tới dâng hương đồng bào yêu nước đã ngã xuống ở Hoàng Sa (và Gạc Ma). Càng tốt hơn nữa, nếu các em thấy những điều chướng tai gai mắt… Lý do chỉ đơn giản thế này thôi: các em quá trong trắng, các em cũng đỗ đạt này nọ đấy, nhưng một đời đi học là một đời bị bưng bít, nên các em có quá ít thông tin để có thể trưởng thành đầy đủ. Những đầu óc “trên mây” ấy khó có thể đi tiếp con đường cải cách giáo dục như nhóm từng mơ ước.
Chúng tôi đến nhà Dương Tường lúc mới hơn bảy giờ. Tường đã dậy rồi và đã ăn sáng rồi. Sự lạ! Cậu chàng thường làm việc đến gần sáng rồi ngủ dậy rất muộn! Nhưng hôm nay thì khi mọi người tới, cậu đã đóng bộ rồi.

Tường định pha nước, nhưng tôi ngăn lại. Tôi bảo, nên đi sớm trước khi người ta giở trò. Chưa kể là, mình nên đến sớm để quan sát mọi điều, cho bõ là một cuộc học hỏi tại chỗ. Vừa vặn một em trong nhóm phóng xe tới. Em cho biết, “ở khu vực sứ quán Khựa chúng nó bố trí đông lắm, nên ra sớm thôi, kẻo các ngả đường có thể bị bịt”. Thế là chúng tôi xuất hành.

Chúng tôi đi chầm chậm dọc đường Tràng Tiền rồi ra vườn hoa Chí Linh. Chúng tôi lên thẳng chỗ tượng đài và thấy một bà cụ đang quét các ngóc ngách ở chân tượng. Quét xong, cụ nhìn chúng rôi ra vẻ tạm biệt và chống gậy con cón ra đi. Tôi giữ tay cụ, hỏi tuổi. Cụ bảo “hơn chín mươi rồi, ngày nào cũng ra đây quét chân tượng”. Lát nữa, chính tôi cùng những người đến tưởng niệm mỗi người một bông cúc trắng có băng đen in chữ tưởng niệm Hoàng Sa cũng đặt hoa tại chân tượng này nơi bà cụ không tên tuổi đã quét dọn sạch sẽ. Và khi cuộc lễ tưởng niệm còn chưa kết thúc, thì lại có hai người đàn bà trẻ hơn nhiều, vội vã đến đây “quét dọn”. Một trong hai người đàn bà trẻ tuổi ấy nói với người kia như ra lênh, “quét mẹ nó hết đi”. Thật lạ lùng! Bà cụ già hơn chín mươi tuổi lưng còng kia chắc chắn không phải là sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Còn hai chị này: họ ăn lương của ai để làm công việc súc phạm anh linh những liệt sĩ đã bỏ mình cho họ được ăn nói hỗn hào? Một xã hội khuyến khích những mụ công dân thủ đô có tâm hồn eo hẹp đến vậy, bảo làm sao không đẻ ra những quái thai có học vị bác sĩ Y khoa tên là Cát Tường?

Mở màn cho cuộc vui cười ra nước mắt là một ông quãng dăm chục tuổi. Anh ta đeo một chiếc loa, tay cầm micro, đến sát chúng tôi khi đó mới chỉ có dăm bảy người quây quần trò chuyện, lần lượt gí loa vào tận mặt chúng tôi để “mời các anh các chị đi chỗ khác, ở đây sắp thi công”. Được hỏi lại, anh ta chỉ vào sợi dây điện màu vàng nằm dưới nền gạch hoa, “đấy, chúng tôi sắp thi công”. Và rồi sau đó chừng dăm bảy phút thì họ “thi công” thật. Bụi đá bay mù mịt vì vừa cắt đá vừa cho cái máy phải gió gì đấy thổi cho bụi tung lên. Cùng lúc đó, cả chục cái loa di động cũng sa sả gí sát mặt đồng bào đến dự lễ tưởng niệm mà buông những lời lẽ với âm lượng tra tấn. Đấy là một hình thức tra tấn chứ còn gì nữa? Tra tấn bằng cách bắt nghe tiếng ồn cùng những lời lẽ khó nghe. Tra tấn là như thế, chứ còn gì nữa?

Thấy cái anh gọi loa đó cứ quanh quẩn gần bên, tôi nói đùa, “anh là người Tàu phải không? Quảng Đông hay Quảng Tây?” Mọi người cười ồ lên. Anh ta đi sang nhóm bên cạnh tôi. Nghe có tiếng người hỏi anh ta, “hôm nay anh được trả mấy trăm?” Có anh còn rút ra tờ năm trăm ngàn giơ trước mặt anh ta nữa. Không nghe thấy lời nói đùa, chỉ thấy tiếng cười rộ. Một máy quay video giơ cao trên đầu nhóm người đang vui cười này. Tôi tin chắc đoạn băng này sẽ sớm được phát trên một trang mạng nào đó của những người yêu nước. Nếu coi đoạn băng đó, xin bà con chú ý tới vẻ mặt vô cảm của người gọi loa kia. Và của tất cả những người gọi loa đồng bọn với anh ta. Nhà thơ của nhóm chúng tôi bình luận thiệt chí lí, “cả đêm qua, bộ tham mưu chắc là mất ngủ để nghĩ ra cái mẹo con nít này” – những cái đầu rỗng đang được trưng ra trước công chúng! – và trưng ra giữa thủ đô yêu dấu vào một sớm chủ nhật trời quá đẹp!

Vào một sớm chủ nhật trời quá đẹp, được thấy rõ một bọn độc chiếm quyền làm bẩn thủ đô của chúng ta. Nhìn hành tung của chúng ngăn cản việc tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh khi Hoàng Sa thất thủ, có thể đoán biết chúng là hạng người thế nào. Cá nhân tôi thì đã xác định lập trường vì biết rõ bọn chúng từ lâu rồi. Dẫu sao, sớm chủ nhật Mười Chín Tháng Giếng Hai Ngàn Không Trăm Mười Bốn này, chúng ta vẫn kỷ niệm được dù không trọn vẹn ngày Hoàng Sa thất thủ và cũng vẫn dâng được hương hoa tới những liệt sĩ đã lưu danh muôn đời cho Tổ quốc, cho dù các anh có bị gán ghép là “NGỤY”.

Chưa kể là sớm chủ nhật hôm nay tôi còn làm thêm một công việc vô cùng tử tế: dắt mấy em trong nhóm soạn sách Cánh Buồm ra đường để các em chứng kiến những việc làm thay cho thói quen nghe những lời nói – và kể từ nay chắc là các em sẽ xóa cho tôi cái án treo gọi tôi là phần tử cực đoan.
P. T.

“Đây là một khối đá mà chính quyền Hà Nội cho mang vào ngay dưới chân tượng đài vua Lý, rồi dùng máy xẻ đá cắt ngang cắt dọc để gây tiếng ồn và bụi khói bay mù mịt, hòng ngăn cản lễ tưởng niệm được diễn ra trong sự trang nghiêm, thành kính”.

No comments:

Post a Comment